CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Chào mừng Bạn đến với Website của chúng tôi

Hotline:0961 116 783

logo

274 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Email:

xuangiao66@gmail.com

Hotline hỗ trợ:

0961 116 783
Vietnam English
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
24/06/2025 04:19 PM 80 Lượt xem

    Chuyển đổi số trong Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN) là gì? Hãy nêu các mục tiêu cụ thể của chuyển đổi số trong GDNN?

    Chuyển đổi số trong GDNN là quá trình ứng dụng công nghệ số và các công cụ kỹ thuật số vào mọi hoạt động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tối ưu hóa quản lý, tăng cường trải nghiệm học tập, và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Quá trình này bao gồm việc số hóa nội dung đào tạo, xây dựng các nền tảng học tập trực tuyến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), và Internet vạn vật (IoT) vào các hoạt động giảng dạy và quản lý.

    Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là quá trình tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo.. vào các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    Tận dụng các công nghệ số thay đổi tích cực cách thức quản lý, làm việc của cá nhân, đơn vị trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng như cung cấp điều kiện giáo dục thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả trên nền tảng số.

     

    Từ đó, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

    Cụ thể, tỉnh phấn đấu 80% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.

    Về đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, phấn đấu 80% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số. 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

    Bên cạnh đó, hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy và học vào năm 2025.

    CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GDNN:

    Nâng cao chất lượng đào tạo:

       – Xây dựng các chương trình đào tạo hiện đại, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. 

       – Ứng dụng công nghệ mô phỏng, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) trong giảng dạy để tăng tính thực tiễn. 

    Cá nhân hóa học tập:

       – Tạo điều kiện cho học viên học tập mọi lúc, mọi nơi thông qua các nền tảng trực tuyến. 

       – Sử dụng AI để gợi ý lộ trình học tập cá nhân phù hợp với từng học viên. 

    Tăng cường năng lực quản lý:

       – Số hóa dữ liệu quản lý của cơ sở GDNN, bao gồm thông tin học viên, chương trình đào tạo, và kết quả học tập. 

       – Tăng cường quản lý trực tuyến, giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả vận hành. 

    Mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục:

       – Đưa GDNN đến gần hơn với các nhóm đối tượng yếu thế, vùng sâu, vùng xa thông qua các nền tảng số. 

       – Xây dựng các khóa học mở trực tuyến (MOOCs) và tài nguyên học tập số hóa. 

    Gắn kết với doanh nghiệp và thị trường lao động:

       – Xây dựng các hệ thống dữ liệu kết nối giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp để theo dõi, đánh giá nhu cầu nhân lực. 

       – Ứng dụng dữ liệu lớn để phân tích xu hướng thị trường lao động và điều chỉnh nội dung đào tạo kịp thời. 

    Xây dựng hệ sinh thái giáo dục số:

       – Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ để xây dựng các công cụ, nền tảng phục vụ học tập và quản lý. 

       – Phát triển văn hóa số trong hệ thống GDNN, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. 

    Chuyển đổi số trong GDNN không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp chiến lược để hệ thống GDNN đáp ứng những thách thức và cơ hội của thời đại số hóa.

    Nếu phân loại theo mục tiêu chung, mục tiêu cơ bản như sau:

    Mục tiêu chung

    Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

    Một số chỉ tiêu cơ bản trong Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

    Theo Tiểu mục 2 Mục I Điều 1

    Quyết định 2222/QĐ-TTg năm 2021 quy định về một số chỉ tiêu cơ bản như sau:

    Một số chỉ tiêu cơ bản

       a) Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

    – Phấn đấu 50% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.

    – Phấn đấu 50% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.

         b) Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo

    – Phấn đấu 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số.

    – Phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

         c) Hạ tầng, nền tảng và học liệu số

    – Hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy và học vào năm 2025.

    – Phấn đấu 50% vào năm. 2025 và 100% vào năm 2030 trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.

         d) Quản lý số và quản trị số

    – Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia và tích hợp vào Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vào năm 2023.

    – Phấn đấu 100% trường cao đẳng, trung cấp năm 2025, 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số.

    – Có 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030 hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

    – Hình thành bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào năm 2025 và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp vào năm 2030.

    – Phấn đấu 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ vào năm 2025.

    – Phấn đấu ít nhất 50% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 các trường chất lượng cao là trường học số.

    Zalo
    Hotline