ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ AI TRONG LUẬT GIÁO DỤC

Chào mừng Bạn đến với Website của chúng tôi

Hotline:0961 116 783

logo

274 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Email:

xuangiao66@gmail.com

Hotline hỗ trợ:

0961 116 783
Vietnam English
ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ AI TRONG LUẬT GIÁO DỤC
30/05/2025 08:23 AM 294 Lượt xem

    Ngày 29/5/2025, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).

    Hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp sâu sắc, thực tiễn từ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia, nhà giáo và đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

    KHI AI ĐÃ PHỦ SÓNG TRONG DẠY VÀ HỌC

    Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Bùi Văn Hồng, Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết hiện nay, AI đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ trong dạy, học tập và nghiên cứu.

    “Tuy nhiên, AI quá dễ tiếp cận và thông tin được tạo ra đôi khi không có căn cứ xác thực, dẫn đến sai lệch thông tin, đạo văn, đạo nhạc hoặc trốn tránh nỗ lực cá nhân trong học tập nếu không được kiểm soát” - PGS.TS Bùi Văn Hồng nhấn mạnh.

    (PGS TS Bùi Văn Hồng - Viện trưởng Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM)

    Từ đó, PGS.TS Bùi Văn Hồng đề xuất Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp cần sớm bổ sung các quy định cụ thể liên quan đến việc quản lý, giám sát và hướng dẫn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động giảng dạy và học tập. Đồng thời, ông kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành hướng dẫn tích hợp năng lực sử dụng AI vào khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

    GỠ VƯỚNG TRONG VIỆC ĐÀO TẠO BẰNG TRUNG CẤP NGHỀ

    Cũng tại buổi hội thảo, PGS.TS Bùi Văn Hồng nêu ra một vướng mắc quan trọng liên quan đến hình thức đào tạo bằng trung cấp nghề. Theo Luật Giáo dục hiện hành, khái niệm “tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương” được sử dụng để xác định điều kiện học lên bậc cao hơn.

    Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về việc bằng trung cấp nghề có được xem là tương đương bằng tốt nghiệp THPT hay không.

    Do đó, ông Hồng đề xuất Luật Giáo dục cần sửa đổi theo hướng quy định rõ: Bằng trung cấp nghề (học song song văn hóa và nghề) được công nhận tương đương bằng tốt nghiệp THPT. Việc này giúp người học nghề có cơ hội học tiếp và nâng cao giá trị đào tạo nghề.

    Ngoài ra, PGS.TS Bùi Văn Hồng cũng đề xuất không nên cấp đồng thời chứng chỉ sơ cấp nghề cho học sinh tốt nghiệp bằng trung cấp nghề. Nếu cấp song song, sẽ làm giảm giá trị tương đương của bằng trung cấp nghề với bằng tốt nghiệp THPT. Điều này khiến chương trình học nghề bị xem nhẹ như một hệ phụ.

    (Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TPHCM)

    Đồng tình với ý kiến của PGS.TS Bùi Văn Hồng, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho rằng việc sửa đổi luật không nên chỉ dừng lại ở việc “sai đâu sửa đó” mà cần có tầm nhìn chiến lược, thay đổi tư duy và quan điểm để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

    “Chúng ta cần một hệ thống giáo dục thống nhất, gọn nhẹ, dễ hiểu, để người dân thấy rõ lộ trình học tập từ cấp này sang cấp khác” - ông Tuấn nói.

    Ông Tuấn bày tỏ mong muốn hợp nhất 3 luật: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục Nghề nghiệp thành một văn bản duy nhất, nhằm đảm bảo tính xuyên suốt và tránh sự chồng chéo, phức tạp.

    “Tư duy giáo dục cần thay đổi, không nên chỉ tập trung vào bằng cấp mà phải hướng tới việc học tập suốt đời, học để tiến bộ và hoàn thiện, đúng như tinh thần mà Đảng và Nhà nước đã đề ra” - ông Tuấn nhận định.

    Ngoài ra, ông Tuấn đề xuất bỏ khái niệm “Trung Cấp” và tích hợp Giáo dục Nghề nghiệp với Giáo dục Thường xuyên. Vì ông Tuấn cho rằng các trường trung cấp và giáo dục thường xuyên hiện đang tồn tại song song, liên kết chặt chẽ với nhau, nên cần một chính sách rõ ràng để tránh sự lẫn lộn.

    “Nếu bằng trung cấp nghề được xác định tương đương với bằng THPT và có giá trị liên thông lên Đại học, thì việc đổi tên hay giữ tên không quan trọng. Quan trọng là phải rõ ràng, phù hợp với xu hướng quốc tế và đáp ứng nhu cầu thực tiễn” - ông Tuấn cho hay.

    (https://plo.vn/de-xuat-bo-sung-quy-dinh-ve-ai-trong-luat-giao-duc-post852357.html?)

     

    Zalo
    Hotline