BỘ TƯ PHÁP THẨM ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (SỬA ĐỔI)

Chào mừng Bạn đến với Website của chúng tôi

Hotline:0961 116 783

logo

274 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Email:

xuangiao66@gmail.com

Hotline hỗ trợ:

0961 116 783
Vietnam English
BỘ TƯ PHÁP THẨM ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (SỬA ĐỔI)
30/05/2025 08:40 AM 100 Lượt xem

    (PLO)- Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định tại Bộ Tư pháp, các đại biểu đóng góp ý kiến nhằm xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đồng bộ, thống nhất, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả đào tạo.

    Ngày 28/5/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định Luật Giáo dục Nghề nghiệp.

    (Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Tú)

    Theo Tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích xây dựng các chính sách nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của người học, thị trường lao động; đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong khu vực ASEAN và hội nhập quốc tế; đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhân lực cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

    Đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế các quy định của pháp luật và quá trình thực thi pháp luật hiện hành về giáo dục nghề nghiệp; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, giải quyết được “nút thắt” trong thực tiễn nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

    Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng một số chính sách; trong đó có chính sách đổi mới chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Chính sách này nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc, yếu kém của hệ giáo dục nghề nghiệp nhằm thúc đẩy mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới; thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thể chế hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

    Tại cuộc họp, PGS.TS Mạc Văn Tiến, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và công tác xã hội Việt Nam, đề nghị rà soát các nội hàm của chính sách để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản trong hồ sơ trình; các chính sách đề xuất cần bám sát nghiên cứu đồng bộ với hệ thống chính sách chung quy định trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi); đồng thời thể hiện quy định chính sách đặc thù riêng có của giáo dục nghề nghiệp.

    (PGS TS Mạc Văn Tiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN & Nghề CTXH VN)

    Góp ý cụ thể chính sách giáo dịch nghề nghiệp, PGS.TS Mạc Văn Tiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nên tách riêng và hình thành nhóm chính sách về chất lượng (bao gồm các nội dung liên quan đến bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng đào tạo chất lượng cao, trình độ cao. Vì chất lượng là 1 trong 3 đột phá chiến lược và quyết định về năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, trong khi chất lượng đang là điểm yếu của giáo dục và giáo dục nghề nghiệp.

    PGS.TS Tiến cũng đề nghị bổ sung, hoàn thiện các quyền của doanh nghiệp; làm rõ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp…

    Kết luận phiên họp Hội đồng thẩm định, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ hơn sự cần thiết xây dựng chính sách; rà soát lại Tờ trình, hoàn thiện thêm báo cáo đánh giá tác động theo mẫu, báo cáo tổng hợp tiếp thu, tham vấn; đồng thời đề nghị hoàn thiện các chính sách, bảo đảm tính thống nhất giữa 5 chính sách.

    Trong đó, Thứ trưởng đề nghị đánh giá và làm rõ vướng mắc, bất cập phát sinh trong chính sách. Chính sách về giáo dục nghề nghiệp phải bao quát được và tạo điều kiện, mở rộng để thu hút được kỹ sư lành nghề, chuyên gia ở doanh nghiệp, tăng cường vấn đề phân cấp phân quyền...

    (https://plo.vn/bo-tu-phap-tham-dinh-chinh-sach-cua-luat-giao-duc-nghe-nghiep-sua-doi-post852229.html)

    Zalo
    Hotline