THẮP LỬA TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CHO HỌC SINH - SINH VIÊN - GIÁO VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Chào mừng Bạn đến với Website của chúng tôi

Hotline:0961 116 783

logo

274 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Email:

xuangiao66@gmail.com

Hotline hỗ trợ:

0961 116 783
Vietnam English
THẮP LỬA TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CHO HỌC SINH - SINH VIÊN - GIÁO VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
08/05/2025 08:38 AM 217 Lượt xem

    Thực hiện các mục tiêu của đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1665), phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2030, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò của Khoa học – Công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ sự phát triển Kinh tế – Xã hội.

    Tạo lập văn hóa khởi nghiệp, phát huy truyền thống canh tân, đổi mới, khơi dậy khí thế, tinh thần lập thân, lập nghiệp, khởi nghiệp, khát vọng vươn lên, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững.

    Liên kết thu hút nhân lực, kinh nghiệm trong nước và quốc tế thông qua giới thiệu, quảng bá ý tưởng, dự án khởi nghiệp và cơ hội để cộng đồng khởi nghiệp tiếp cận, kết nối khởi nghiệp quốc gia. Huy động sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và khởi nghiệp quốc gia.

    (Hội thảo quốc tế “Phát triển ý tưởng khởi nghiệp của học sinh sinh viên, kết nối doanh nghiệp, định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế”)

    Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp giúp học sinh, sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm đồng thời tổ chức tìm kiếm và phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, để tiếp tục hỗ trợ, ươm tạo thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp, gia tăng quy mô hệ sinh thái khởi nghiệp.

    Kết nối các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa ra những giải pháp cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng quan trọng và cần thiết.

    Đặc biệt, công tác kết nối các chủ thể hỗ trợ khởi nghiệp, tăng cường gắn kết xây dựng mạng lưới hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng như kết nối với các doanh nghiệp định hướng đào tạo sẽ đóng góp nhiều hơn trong công tác hoạch định chiến lược từ thể chế, chính sách đến huy động nguồn lực, cả về tài chính và nhân lực, góp phần phát triển các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

    (Bà Trần Minh Huyền – Cục Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên -Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    Bà Trần Minh Huyền – Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay: “Khởi nghiệp không chỉ là câu chuyện của doanh nhân, mà còn là hành trình học sinh, sinh viên rèn luyện bản lĩnh, nuôi dưỡng ước mơ, tự tạo việc làm và kiến tạo giá trị cho cộng đồng.

    Đó là tinh thần xuyên suốt trong quá trình triển khai Đề án 1665 – Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp.

    Thời gian đầu, khởi nghiệp còn là khái niệm khá mới với phần lớn Học sinh - Sinh viên trong hệ thống Giáo dục nghề nghiệp. Sau hơn 7 năm, triển khai thực hiện đã chứng kiến một sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động, từ phong trào đến hình thành hệ sinh thái trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.

    Đến thời điểm này, hệ thống chính sách, văn bản hướng dẫn đã được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác hỗ trợ khởi nghiệp; Công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên được triển khai mạnh mẽ; Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được đẩy mạnh thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp; Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh sinh viên giáo dục nghề nghiệp – Startup Kite; hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về khởi nghiệp được tổ chức tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, tạo sân chơi sáng tạo và môi trường thực tiễn để các em thể hiện ý tưởng. Đặc biệt, phong trào xây dựng không gian sáng tạo, mô hình câu lạc bộ khởi nghiệp đã phát triển rộng khắp trong hệ thống Giáo dục nghề nghiệp…”

    (Sinh viên Nguyễn Văn Dũng, lớp Chăn nuôi thú y K17, Khoa Nông lâm với ý tưởng sản xuất sản phẩm khử mùi trong chăn nuôi

    Khởi nghiệp là quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới bằng công nghệ, ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo. Nó có tính mới, đột phá, khả thi, tác động, góp phần giải quyết vấn đề xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống… Chính vì vậy, Đề án 1665 không chỉ hỗ trợ, mà còn truyền lửa – để khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong từng học sinh, sinh viên; từng bước hình thành một thế hệ lao động trẻ năng động, bản lĩnh, góp phần đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ và cất cánh.

    https://vanc.org.vn/thap-lua-tinh-than-khoi-nghiep-cho-hoc-sinh-sinh-vien-giao-duc-nghe-nghiep/

    Zalo
    Hotline