KẾT NỐI HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN

Chào mừng Bạn đến với Website của chúng tôi

Hotline:0961 116 783

logo

274 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

Email:

xuangiao66@gmail.com

Hotline hỗ trợ:

0961 116 783
Vietnam English
KẾT NỐI HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN
08/05/2025 09:45 AM 196 Lượt xem

    Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp sáng tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là nhiệm vụ quan trọng, tạo những điều kiện thuận lợi để hoc sinh sinh viên hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp.

    Để có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tốt, các cơ sở GDNN đã không ngừng nâng cao hiệu quả kết nối giữa nhà trường, doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh sinh viên; bước đầu hình thành và phát triển nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp tốt tham gia vào các cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức nhằm tìm kiếm, phát hiện chủ thể khởi nghiệp đích thực; thực hiện phương châm khởi nghiệp để thành doanh nghiệp.

    (PGS.TS Vũ Thị Phương Anh trình bày tham luận “Kết nối giữa nhà trường, doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh sinh viên”)

    I./ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP LÀ THÚC ĐẨY TINH THẦN KHỞI NGHIỆP VÀ TỰ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỌC

    Để thực hiện mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức kỹ năng về khởi nghiệp của học sinh sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp góp phần tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Quảng Nam nói riêng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước nói chung triển khai thực hiện nhiều hình thức phát triển các ý tưởng, cung cấp các mô hình khởi nghiệp tiêu biểu được khởi nguồn từ những việc nhỏ xuất hiện trong cuộc sống; góp phần giúp học sinh, sinh viên phát huy được năng lực, phẩm chất cá nhân, mạnh dạn, thúc đẩy phong trào lập thân lập nghiệp, tạo nên làn sóng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sôi nổi trong nhà trường.

    HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẬP TRUNG CÁC NỘI DUNG:

    – Tuyên truyền, giáo dục cho người học nhận biết về vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tự tạo việc làm. Nội dung này đòi hỏi các cơ sở GDNN phải thực hiện các biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của người học về hoạt động khởi nghiệp. Khởi nghiệp nhằm tạo lập doanh nghiệp hay tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội.

    – Khoa học, tri thức về khởi nghiệp luôn đổi mới đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. Chính vì vậy cập nhật xu hướng giáo dục toàn cầu; các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia và thế giới; các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước; các vườn ươm, không gian khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, bám sát được những yêu cầu của thực tiễn khách quan.

    – Các nội dung trọng tâm của hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đòi hỏi các cơ sở GDNN cần phải chú trọng là đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp; Xây dựng các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân vào công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp; Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ người học hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của người học với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân; Hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite.

    Để triển khai các nội dung hỗ trợ trên, đòi hỏi cơ sở GDNN phải nỗ lực thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ khác nhau. Tuy nhiên, muốn hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp thành công các cơ sở GDNN phải kết nối giữa nhà trường, doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh sinh viên của mình.

    Kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp là kết nối mang tính tất yếu khách quan trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lượng cao đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.

    Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp với chức năng là giúp các hội viên đạt được khát vọng của mình trở thành những doanh nhân thành đạt thông qua các chương trình học tập, tư vấn, xúc tiến đầu tư, kết nối thị trường và cung cấp các dịch vụ chặt chẽ khoa học trong tổ chức, khả thi về ứng dụng và chuyên nghiệp trong cách tổ chức hoạt động, giúp các hội viên gia tăng khả năng tạo dựng và phát triển các mối quan hệ kinh doanh dài lâu, bền chặt với đúng đối tượng khách hàng và đối tác.

    Ngoài ra các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp là đại diện cho lực lượng doanh nhân khởi nghiệp trong các quan hệ với các tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định pháp luật, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp.

    Với lợi thế kết nối, các cơ sở GDNN phối hợp với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ở các cấp độ khác nhau từ Trung ương đến các địa phương nhằm tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục:

    - Các VIDEO CLIP, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông; Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp;

    - Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học;

    - Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp;

    - Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

    - Xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp;

    - Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp;

    - Tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

    II./ MỘT SỐ Ý TƯỞNG MANG TÍNH ĐỘT PHÁ TRONG VIỆC HỖ TRỢ HỌC SINH SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP

    Với mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp của học sinh sinh viên. Các cơ sở GDNN cần thực hiện một số hàm ý về cách thức thực hiện đột phá trong việc hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp như sau:

    1. Một là, Đẩy mạnh kết nối giữa nhà trường, doanh nghiệp với các tổ chức hỗ trợ trong công tác giáo dục khởi nghiệp, bao gồm: các hoạt động Đào tạo, Bồi dưỡng, Trang bị các kiến thức, Kỹ năng về ý tưởng kinh doanh, Khởi nghiệp cho người học. Các cơ sở GDNN cần phải lồng ghép kiến thức khởi nghiệp vào những môn học, mô-đun thậm chí bố trí một môn học giáo dục khởi nghiệp vào chương trình đào tạo của từng ngành nghề; đồng thời phối hợp với Doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho người học đi sâu từng chuyên đề cụ thể gắn với ngành nghề đào tạo liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để trang bị cho người học phương pháp xây dựng ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp.

    2. Hai là, Kết nối có hiệu quả giữa Nhà trường với tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và Doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo cho đội ngũ nhà giáo thông qua mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức; kết nối với doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng khởi nghiệp thông qua thực tập rèn nghề: Mặt khác, nhà giáo cần chủ động thu hút học sinh sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, thậm chí hướng dẫn để học sinh sinh viên tự lập nhóm nghiên cứu khoa học, tự tạo ra các sản phẩm khoa học và các cơ sở GDNN tạo cơ chế chính sách khuyến khích để học sinh sinh viên tham gia vào quá trình thương mại hóa sản phẩm khoa học thông qua các hoạt động do các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tổ chức. Đây là giải pháp góp phần nâng cao năng lực khởi nghiệp sáng tạo cho người học, đồng thời gắn với nâng cao chất lượng đào tạo từng ngành học, bậc học trong Nhà trường.

    3. Ba là, thành lập Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp. Phối hợp với các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp. Liên kết chặt chẽ với Doanh nghiệp: xây dựng các chương trình đào tạo cho từng ngành nghề, cơ sở GDNN cần phải chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân vào công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp gắn với cơ sở trang thiết bị đào tạo để tiếp cận thực tế sản xuất kinh doanh và yêu cầu thị trường. Xây dựng chương trình ươm tạo Doanh nghiệp, hỗ trợ người học hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của người học với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân.

    4. Bốn là, Nhà trường thường xuyên phối hợp với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, Doanh nghiệp tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học của Trường. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

    5. Năm là, Nâng cao hiệu quả công tác kết nối giữa Nhà trường, Doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong việc đẩy mạnh công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đây là giải pháp hết sức quan trọng, thông qua tư vấn hướng nghiệp giúp người học hiểu rõ được các ngành nghề đang được đào tạo và xem xét sự phù hợp với tính cách và niềm đam mê, từ đó phát huy được sở trường của từng người học để họ phấn đấu thực hiện các ý định khởi nghiệp thành công.

    https://vanc.org.vn/ket-noi-ho-tro-khoi-nghiep-sang-tao-cho-sinh-vien/

     

     

    Zalo
    Hotline